4 NHÓM THỰC PHẨM GIÚP TRẺ ĂN NGON, NGỦ NGON

  Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Đặc biệt trong tất cả giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, tùy thuộc theo độ tuổi và từng giai đoạn, mà trẻ cần có giấc ngủ đủ và chất lượng để cơ thể có thể tái tạo năng lượng và phát triển toàn diện. Hãy cùng Vicophar tìm hiểu 4 nhóm thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon tròn giấc ba mẹ nhé!

  Dinh dưỡng và giấc ngủ ở trẻ là hai quá trình phức tạp, có mối liên hệ mật thiết với nhiều hệ thống chuyển hóa bên trong cơ thể. Vì vậy, để xác định một chế độ ăn duy nhất có thể tối ưu giấc ngủ là rất khó. Thay vì tập trung vào một chế độ ăn cụ thể, điều quan trọng là đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, hạn chế tiêu thụ quá nhiều thức không lành mạnh. Việc cung cấp đủ vitamin và khoáng chất là cần thiết để hỗ trợ các quá trình quan trọng của cơ thể, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Thực phẩm giàu canxi
  Canxi là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển xương và răng. Nó có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như hỗ trợ hoạt động của tế bào, cơ bắp, hệ thần kinh, tim mạch, và giúp cải thiện giấc ngủ.
Thực phẩm giàu canxi gồm:

    • Sữa, các sản phẩm từ sữa
    • Cá, đậu, rau xanh
    • Ngũ cốc

Việc thiếu hụt canxi có thể dẫn đến các vấn đề như rối loạn xung thần kinh, gây khó ngủ và tăng cơn giật mình làm trẻ tỉnh giấc. Ngoài ra, thiếu canxi còn có thể gây căng thẳng tinh thần, rối loạn nhịp tim, viêm loét hoặc trào ngược dạ dày thực quản,…
Tùy theo độ tuổi mà nhu cầu bổ sung canxi của trẻ sẽ thay đổi. Việc cung cấp đủ lượng canxi cần thiết giúp đảm bảo sự phát triển toàn diện và ổn định cho trẻ.

    • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: cần khoảng 200 mg canxi mỗi ngày
    • Trẻ từ 6 đến 11 tháng: cần khoảng 260 mg canxi mỗi ngày
    • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần khoảng 700 mg canxi mỗi ngày
    • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: cần khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày

Canxi ngoài tác dụng phát triển xương, răng, tăng chiều cao cho trẻ, còn có tác dụng đến giấc ngủ

Thực phẩm giàu sắt
  Sắt là khoáng chất quan trọng có mặt trong nhiều loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng, đậu, các loại hạt và rau lá xanh đậm. Sắt không chỉ cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy trong máu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến giấc ngủ như serotonin và dopamine. Khi cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Trẻ thiếu máu do thiếu sắt thường gặp khó có được một giấc ngủ sâu.
Nhu cầu bổ sung sắt của trẻ sẽ thay đổi theo độ tuổi. Cung cấp đủ lượng sắt cần thiết giúp trẻ có giấc ngủ ngon và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

    • Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi và được bú mẹ hoàn toàn: cần khoảng 0,27 mg sắt mỗi ngày
    • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: cần khoảng 11 mg sắt mỗi ngày
    • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần khoảng 7 mg sắt mỗi ngày
    • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: cần khoảng 10 mg sắt mỗi ngày
    • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: cần khoảng 8 mg sắt mỗi ngày
    • Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: cần khoảng 11 – 15 mg sắt mỗi ngày

Ngoài tác dụng trong việc bổ máu, sắt cũng có tác dụng đến giấc ngủ của cả trẻ em và người lớn

Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như hải sản, đậu, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, củ cải và khoai lang. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, chất xúc tác cần thiết cho các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể. Ở trẻ, thiếu kẽm có thể gây ra  các vấn đề về giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu, hay thức giấc giữa đêm, khóc đêm kéo dài. Ngoài ra, thiếu kẽm còn dẫn đến suy nhược thần kinh, chậm phát triển thần kinh vận động, rối loạn vị giác, khứu giác, rối loạn cảm xúc, biếng ăn gây suy dinh dưỡng, kéo theo đó trẻ thường thiếu sức đề kháng, dễ mắc bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ khác nhau qua từng thời kỳ như:

    • Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: cần khoảng 1,1 – 6,6 mg kẽm mỗi ngày.
    • Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi: cần 0,8 đến 8,3 mg kẽm mỗi ngày
    • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần 2,4 đến 8,4 mg kẽm mỗi ngày
    • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: cần 3,1 đến 10,3 mg kẽm mỗi ngày
    • Trẻ từ 7 đến 9 tuổi: cần 3,3 đến 11,3 mg kẽm mỗi ngày
    • Trẻ nam từ 10 đến 18 tuổi: cần bổ sung 5,7 đến 19,2 mg kẽm mỗi ngày
    • Trẻ nữ từ 10 đến 18 tuổi: cần 4,6 đến 15,5 mg kẽm mỗi ngày

Kẽm có tác dụng đến hệ miễn dịch cũng như ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và người lớn

Thực phẩm giàu vitamin D
  Vitamin D được tim thấy trong nhiều loại thực phẩm như dầu cá, lòng đỏ trứng, cá béo. nấm, sữa đậu nành và ngũ cốc. Ngoài ra, việc tắm nắng khoảng 10 –  15 phút mỗi ngày cũng giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D tự nhiên, tùy thuộc vào cường độ nắng và diện tích cơ thể tiếp xúc với ánh nắng.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ bằng cách tham gia vào quá trình sản xuất metatonin và dopamine. Trẻ thiếu vitamin D có thể gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ, dễ thức giấc giữa đêm.
Tùy thuộc vào thể trạng của trẻ, nhu cầu bổ sung vitamin có thể cao hoặc thấp hơn mức bình quân. Việc bổ sung vitamin D cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo nhu cầu mà không gây thừa vitamin D.
Nhu cầu bổ sung vitamin D theo từng độ tuổi như sau:

    • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: thường cần khoảng 1000 UI vitamin D mỗi ngày
    • Trẻ từ 12 tuổi: cần khoảng 1500 UI vitamin D
    • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần 2500 UI vitamin D
    • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: cần 3000 UI
    • Trẻ từ 9 tuổi trở lên: cần khoảng 4000 UI vitamin D mỗi ngày

Thực phảm bổ sung Vitamin D3 + K2 – Cung cấp vitamin D3 và K2 tinh khiết, an toàn, hiệu quả với thành phần được nhập khẩu hoàn toàn từ nước Ý

  Mong rằng những chia sẻ về “4 NHÓM THỰC PHẨM GIÚP TRẺ ĂN NGON, NGỦ NGON” sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ, cũng như có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và trẻ nhỏ.
Hãy thường xuyên truy cập website: vicophar.com để cập nhật kiến thức về sức khỏe dinh dưỡng, nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe thường nhật cho cả gia đình.

Nguồn tham khảo: Vicophar.com
**Xin lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, đọc giả có thể liên hệ đến bác sĩ, dược sĩ, hoặc các chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.