Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em làm giảm sức đề kháng, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển, học tập của trẻ. Vậy nên, việc phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ cần phải được cha mẹ quan tâm đặc biệt. Vậy làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng. Hãy cùng Vicophar tìm hiểu nhé!
Khái niệm thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em là gì?
Thiếu máu dinh dưỡng là gì?
Đây là tình trạng bệnh lí xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp so với hàm lượng bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cấu tạo nên Hemoglobin như sắt, đồng, acid folic,…
Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ chủ yếu do:
-
- Không cung cấp đủ chất sắt: thiếu sắt dẫn đến thiếu tổng hợp Hemoglobin gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ.
- Nhu cầu bổ sung sắt: Trẻ em phát triển nhanh chóng nên nhu cầu bổ sung chất sắt thường thay đổi nhanh chóng. Trẻ sinh đủ tháng có dự trữ sắt tốt sẽ được đáp ứng cho tới 6 tháng đầu đời. Sau khi khoảng thời gian này kết thúc, bắt đầu có sự thiếu hụt sắt nên phải bổ sung thêm sắt qua thức ăn.
- Phụ nữ có thai cần có đủ sắt để phát triển thai nhi, nhau thai.
- Phụ nữ cho con bú: nếu mẹ thiếu sắt dễ gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
- Mất máu khi nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Mất máu khi nhiễm ký sinh trùng đường sẽ gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ. Đặc biệt: Giun móc là ký sinh trùng chủ yếu gây nên tình trạng này vì nó gây mất máu đường tiêu hóa và gây thiếu sắt.
- Trẻ thiếu máu dinh dưỡng do mắc các bệnh về máu khác.
Nhận biết thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em
Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng thường âm thầm, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và phòng ngừa. Một số biểu hiện dễ nhận thấy bằng mắt thường như:
-
- Da xanh niêm mạc nhợt nhạt
- Trẻ kém hoạt bát, tập trung kém, thường hay buồn ngủ
- Khi bị thiếu máu nặng, trẻ thường hay khó thở, hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
- Với phụ nữ mang thai, thường biểu hiện da xanh, lòng bàn tay nhợt nhạt, lưỡi có hạt sắc tố đỏ sẫm, mệt mõi, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở.
Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ cần:
-
- Uống viên sắt: Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non việc bổ sung sắt cần phải theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Phòng chống giun sán: Cần vệ sinh môi trường sinh hoạt của trẻ và gia đình. Ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ mỗi năm.
- Tăng khẩu phần ăn: Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, thủy sản,… và các thức ăn giàu vitamin C như rau xanh, quả chín.
- Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt: Nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng bổ sung sắt khi thức ăn không cung cấp đủ lượng sắt trẻ cần, hoặc trẻ lười ăn, biếng ăn. Trẻ kém hấp thu do thiếu các vi khoáng chất.
- Phòng chống thiếu máu cho bà mẹ: Để phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trước hết phải phòng tránh thiếu máu cho người mẹ, vì khi còn là thai nhi, trẻ thường nhận sắt từ cơ thể mẹ để phát triển và duy trì trong 6 tháng đầu đời. Đồng thời, trẻ vẫn tiếp tục nhận được sắt qua sữa mẹ, vì vậy, việc cho trẻ bú sớm, bú đủ là biện pháp tốt nhất giúp trẻ không bị thiếu máu dinh dưỡng.
Để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ, đồng thời giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm là thực phẩm hỗ trợ có chứa Lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiếu yếu như kẽm, crom, selen, và các vitamin nhóm B để giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời cung cấp các dưỡng chất trẻ cần trong quá trình phát triển và tăng trưởng. Hơn nữa, đối với trẻ biếng ăn, lười ăn, các vitamin còn hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để trẻ dễ hấp thụ. Điều quan trọng là việc cải thiện triệu chứng cho trẻ phải diễn ra liên tục trong thời gian dài. Mặt khác, cha mẹ không nên kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục sẽ dễ làm trẻ không kịp thích nghi, dễ làm trẻ bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, hoàn toàn không tốt cho trẻ.
Thường xuyên truy cập website: vicophar.com để cập nhật thêm kiến thức dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe FEIRONTOP – Bổ sung Sắt 3 hữu cơ, không tanh, dễ uống, dễ dàng hấp thu
Nguồn tham khảo: Vicophar.com
**Xin lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, đọc giả có thể liên hệ đến bác sĩ, dược sĩ, hoặc các chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.