CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HO HÀNG ĐẦU

  Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân làm tắt đường thở, ảnh hưởng chức năng hô hấp  của cơ thể. Và cũng là dấu hiệu cho biết, bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó. Hãy cùng Vicophar tìm hiểu về các nguyên nhân mắc bệnh ho nhé!.

Không khí ô nhiễm
Hiện nay, không khí ngày càng ô nhiễm, chứa một số thành phần độc hại như sulfur dioxide hoặc nitric oxide có thể gây ra phản ứng ho khi bệnh nhân tiếp xúc vs chúng. Ngoài ra, nhiều loại nấm mốc và bụi trong chính ngôi nhà của bạn cũng là nguyên nhân dẫn đến ho.
Để đề phòng, cách tốt nhất là sử dụng các loại máy lọc không khí, thiết bị điều hòa không khí và sử dụng khẩu trang khi đi ra đường.

Không khí ô nhiễm là yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh hô hấp

Cảm lạnh
Bệnh nhân bị cảm lạnh do một số loại virus xâm nhập qua đường miệng, mắt, mũi của bạn từ những giọt bắn trong không khí. Bạn có thể bị lây nhiễm và nguy cơ bạn lây sang người khác khi ho, hắt hơi rất cao. Ngoài sổ mũi, ho, hắt hơi, cảm lạnh cũng có thể xâm nhập vào đường thở của bạn và kích thích cơ thể gây ra phản xạ ho. Triệu chứng này thường sẽ hết sau một tuần hoặc lâu hơn. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ nếu bệnh nặng hơn và kéo dài từ 2 tuần trở lên.

Bệnh cúm
Giống như cảm lạnh, virus cúm tấn công vào cổ họng, mũi và phổi. Chúng ta có nguy cơ mắc bệnh khi người bệnh ho hoặc hắc hơi làm bắn tia nước bọt vào không khí xung quanh hoặc chạm vào các vật có nước bọt của người bệnh. Các triệu chứng của cảm cúm sẽ nghiêm trọng hơn cảm lạnh. Ngoài ra, bạn có khả năng sốt cao và ớn lạnh nhưng ít gây hắt hơi và sổ mũi. Hắt hơi và ho thường phổ biến hơn khi bị cảm lạnh.

Cảm cúm rất dễ lây nhiễm bởi virus cúm rất dễ tiếp cận khi người bệnh hắt hơi vào không khí

Chảy nước mũi sau
Khi cơ thể tạo quá nhiều chất nhầy ở mũi, chúng sẽ chảy xuống phía sau họng và gây ho. Nguyên nhân tình trạng này rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc kháng sinh hoặc chống dị ứng để có thể được kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Hen suyễn
Hen suyễn xảy ra khi đường thở bị hẹp và sưng to, nên kích thích phản ứng ho. Nguyên nhân gây bùng phát cơn hen có thể do phấn hoa, khói, bụi bẩn, vận động quá sức, không khí lạnh, cảm lạnh thông thường và căng thẳng cũng có thể gây bùng cơ hen. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận biết và phòng tránh các tác nhân gây bệnh, đồng thời kê đơn thuốc để giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn và một loại thuốc dạng sịt (hít) khi cơn hen bùng phát đột ngột.

Viêm phế quản cấp
Nhiễm trùng vùng họng-mũi-phổi làm cho các ống phế quản bị viêm gây tắc nghẽn đường dẫn khí từ bên ngoài đi vào phổi. Các cơn ho sẽ xảy ra trong nhiều ngày và có thể kèm theo chất nhầy có màu và đặc trong vài tuần. Nếu triệu chứng này không giảm hoặc có dấu hiệu tái phát trở lại thì có thể bạn đã mắc phải một căn bệnh khác, cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám cụ thể.

Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là hiện tượng acid trong dạ dày trộn lẫn với thức ăn và trào ngược lên cổ họng làm kích thích ống tiêu hóa gây ra các cơn ho khan. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải dùng thuốc theo toa bác sĩ hoặc phẩu thuật.

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong các nguyên nhân gây ho thường gặp

Viêm phổi
Khi vi khuẩn, vius hoặc nấm thâm nhập vào phổi sẽ khiến phổi chứa dịch và mũ dẫn đến các cơn ho có đờm đặc. Một số triệu chứng có thể kèm theo sốt, ớn lạnh và khó thở.
Phương pháp điều trị thường dùng có thể gồm thuốc kháng sinh trong trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, thuốc ho và thuốc giảm đau hạ sốt.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Đây là một bệnh gồm tập hợp nhiều bệnh khác nhau, gồm: khí phế thũngviêm phế quản mãn tính gây ra các vấn đề về hô hấp. Các túi khí nhỏ trong phổi bị tổn thương hoặc bị kích thích khiến không khí khó lưu thông. Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể cho dùng thuốc hoặc đề nghị thay đổi lối sống như không hút thuốc.

COPD là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ho và diễn biến ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời

Ho gà
Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và đi kèm với một cơn ho khan. Tên gọi được bắt nguồn từ âm thanh “ọc ọc” khi cố gắng hít thở sâu giữa các cơn ho. Hiện nay, hầu hết chúng ta đã được tiêm vacin phòng ho gà, nhưng cần phải tiêm nhắc lại sau một thời gian để đảm bảo tác dụng phòng ngừa.

Sử dụng thuốc
Nhóm thuốc ức chế men chuyển được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp có tác dụng phụ gây ho với tỷ lệ cứ 5 người dùng thì có một người bị ho. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn thì cần báo ngay với bác sĩ để có thể chuyển sang loại thuốc khác thích hợp hơn.

Suy tim
Bạn có thể xuất hiện những cơn ho kèm theo chất nhầy có bọt màu trắng hoặc hồng. Đó là khi động mạch bị thu hẹp, huyết áp cao hoặc một tình trạng khác khiến tim bạn không thể bơm máu mạnh mẽ, như bình thường. Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống chẳng hạn như tập thể dục, cải thiện chế độ ăn uống hoặc giảm cân sẽ có hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng này.

Trong các nguyên nhân gây ho, suy tim là nguyên nhân hiếm gặp, nhưng cũng ngày trở nên phổ biến

Ung thư phổi
Những cơn ho, đặc biệt ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Đáng lưu ý hơn nếu ho kèm theo đau ngực, mệt mỏi, sụt cân, thở khò khè và khó thở. Các phương pháp điều trị ung thử phổi có thể bao gồm xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

Mong răng những chia sẻ về “những nguyên nhân gây bệnh ho hàng đầu” trên đây sẽ giúp quý đọc giả hiểu được phần nào nguyên nhân và có cách phòng ngữa, cũng như điều trị hiệu quả bệnh ho.

Nguồn tham khảo: Vicophar.com
**Xin lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, đọc giả có thể liên hệ đến bác sĩ, dược sĩ, hoặc các chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.