Acetyl cystein thường dùng để điều trị các bệnh liên quan đến bệnh phổi như viêm phế quản, khí phế thũn mãn tính, bệnh hen phế quản và viêm phổi. Ngoài ra, Acetyl cystein còn có tác dụng khác là giải độc paracetamol, và được biết đến là thuốc điều trị long đờm cực kỳ hiệu quả. Hãy cùng Vicophar tìm hiểu nhé!
Công dụng của thuốc Acetyl cystein
Acetyl cystein là thuốc thuộc nhóm long đờm, có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp dễ dàng lưu thông qua phổi. Cơ chế hoạt động của thuốc khi đi vào trong khí quản để làm giảm độ quánh, đặc của đờm là tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein và tạo điều kiện thuận lợi để tống đờm ra ngoài khi ho khạc, sử dụng dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học. Thuốc hỗ trợ làm sạch thường quy trong mở khí quản.
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng thuốc. Acetyl cystein chống chỉ định cho bệnh nhân hen suyễn hoặc có tiền sử hen. Do thuốc có thể có nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa Acetyl cystein.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chứa Acetyl cystein nên người bệnh hen suyễn rất khó phân loại và loại trừ. Vì vậy, khi sử dụng thuốc, bạn cần đọc kỹ nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Không nên chủ quan tự ý sử dụng vì có thể gây hại đến sức khỏe bản thân.
Việc sử dụng Acetyl cystein chung với các thuốc ho, thuốc giảm ho, thuốc làm giảm bài tiết phế quản cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, nếu tình trạng tăng đờm ở phế quản, cần phải hút đờm ra khi người bệnh mất hoặc giảm khả năng ho.
Thuốc Acetyl cystein có những dạng và hàm lượng tương đương như:
-
- Viên nan, thuốc uống: 100mg, 200mg
- Dạng bột, thuốc uống: 100mg, 200mg
- Dung dịch: 10% (100 mg/mL), 20% (200 g/mL).
Acetyl cystein chống chỉ định cho bệnh nhân đã đang bị hen suyễn
Liều lượng và cách dùng
Đối với Acetyl cystein, người lớn và trẻ em sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau:
Đối với người lớn:
Ở dạng hít, người bệnh dùng 3-5 ml dung dịch 20% hoặc 6-10 ml dung dịch 10% dùng trong một bình xịt ba hoặc bốn lần một ngày. Các loại thuốc được hít vào thông qua một mặt nạ, ống ngậm hoặc phẩu thuật mở khí quản. Các dung dịch 10% hay 20% được hít vào như một màn sương dày trong một mặt nạ.
Đôi khi các dung dịch 10% hay 20% được đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông qua một ống thông vào khí quản trong các điều kiện nhất định.
Đối với trường hợp, để xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về phổi thì sử dụng 1-2 ml dung dịch 20% hoặc 2-4 ml dung dịch 10% được hít vào hoặc dùng trước khi xét nghiệm là đặt trực tiếp vào khí quản hai hoặc ba lần.
Đối với trẻ
Ở dạng hít, cho trẻ dùng 3-5 ml dung dịch 20% hoặc 6 đến 10 ml dung dịch 10% dùng trong một dụng cụ phun ba hoặc bốn lần một ngày. Thông qua một mặt nạ, ống ngậm, hoặc phẫu thuật mở khí quản, các loại thuốc được hít vào. Các dung dịch 10 hay 20% được hít vào như một màn sương dày trong một mặt nạ.
Đôi khi các dung dịch 10 hay 20% được đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông qua một ống thông vào khí quản trong các điều kiện nhất định.
Đối với trường hợp, để xét nghiệm chuẩn đoán các bệnh về phổi thì dùng 1-2 ml dung dịch 20% hoặc 2-4 ml dung dịch 10% được hít vào hoặc đặt trực tiếp vào khí quản hai hoặc ba lần trước khi xét nghiệm.
Dùng mặt nạ phun thuốc cho trẻ
Thận trọng khi dùng thuốc Acetyl cystein
Thuốc Acetyl cystein an toàn cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Thậm chí, thuốc còn đem lại hiệu quả cao cho phụ nữ mang bầu khi điều trị quá liều Paracetamol bằng Acetyl cystein và có khả năng ngăn chặn được độc tính cho gan ở trẻ cũng như mẹ bầu.
Tuy nhiên, người bệnh hãy thận trọng khi sử dụng thuốc nếu có tiền sử dị ứng thuốc, bởi nó có nguy cơ phát hen.
Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải do tác dụng phụ của thuốc Acetyl cystein như:
-
- Buồn nôn, nôn
- Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai
- Phát ban, mày đay
- Sốt, rét run
- Cơ thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân (hiếm gặp nhất)
- Viêm miệng, chảy nước mũi nhiều.
Bệnh nhân nên dùng dung dịch Acetyl cystein pha loãng để hạn chế nôn và buồn nôn. Có thể ức chế phản ứng quá mẫn với thuốc bằng cách dùng kháng histamin trước khi dùng,…
Bệnh nhân nên pha loãng thuốc hoặc liên hệ bác sĩ khi tác dụng phụ ảnh hưởng quá mức.
Acetyl cystein có tương tác với những thuốc gì? Cách bảo quản thuốc
Tương tác thuốc
Khi sử dụng Acetyl cystein, người bệnh cần thận trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ về những tương tác mà thuốc có thể gây ra Để an toàn bạn hãy liệt kê một danh sách thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ để được tư vấn, tránh trường hợp tự ý dùng thuốc. Acetyl cystein có một số tương tác như:
-
- 1 số kim loại cũng phản ứng với Acetyl cystein như sắt, niken, đồng và cao su.
- Acetyl cystein cũng tương kỵ với dung dịch acetyl cystein về lý học với dầu iod, trypsin và hydrogen peroxide
- Acetyl cystein tương tác với thuốc Carbamazepine và Nitroglycerin. Nhưng 2 loại thuốc này đều đem lại hiệu quả cao khi điều trị bệnh. Vì vậy, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.
- Thức ăn và rượu bia có thể tương tác tới thuốc Acetyl cystein. Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên hạn chế sử dụng bia rươu, thuốc lá.
Hạn chế sử dụng rượu bia khi đang sử dụng thuốc
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý về những vấn đề có thể xảy ra khi sử dụng quá liều đối với thuốc Acetyl cystein. Đã có trường hợp tử vong do sử dụng quá liều Acetyl cystein trong khi đang điều trị ngộ độc paracetamol. Một số triệu chứng người bệnh gặp phải khi sử dụng thuốc quá liều như:
-
- Suy hô hấp
- Suy thận
- Đông máu rải rác ở nội mạch
- Tan máu
Cách bảo quản thuốc
-
- Thuốc Acetyl cystein cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
- Trước khi sử dụng, nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc có thể hỏi dược sĩ.
- Tuyệt đối không được bảo quản trong phòng tắm, trong ngăn đá.
- Không sử dụng thuốc hết hạn.
Sau cùng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để đươc tư vấn, cũng như có phác đồ điều trị thích hợp cho từng đối tượng người bệnh khác nhau.
Thường xuyên truy cập website: vicophar.com để cập nhật nhiều kiến thức về dinh dưỡng để phòng ngừa và nâng cao sức khỏe gia đình và bản thân.
Nguồn tham khảo: Vicophar.com
**Xin lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, đọc giả có thể liên hệ đến bác sĩ, dược sĩ, hoặc các chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.