CÔNG DỤNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÓ TRONG DITRI XOANG

Tân di hoa:

Khư phong, thông khiếu. Trị đầu đau, tỵ uyên, mũi nghẹt không thông, đau răng.

– Bản kinh: Chủ hàn nhiệt thân thể ngũ tạng, phong đầu não đau, diện can.

– Biệt lục: Ôn trung giải cơ, lợi chín khiếu, thông ngạt mũi, ra nước mũi, trị sưng mắt gây đau răng, huyền mạo, người như trên tàu xe. Sinh râu tóc, khứ bạch trùng.

– Dược tính luận: Có thể trị mặt sinh can (酐). Dùng làm phấn sáp thoa mặt, chủ sáng đẹp.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Thông quan mạch, sáng mắt. Trị đau đầu, sợ lạnh, mình rét, ngứa ngáy.

– Điền Nam bản thảo: Trị não lậu tỵ uyên, khư phong, nướng trên ngói mới nghiền nhỏ. Trị mặt đau lạnh, vị khí thống, rượu nóng uống.

– Cương mục: Tỵ uyên, nghẹt mũi, tỵ thất, nhọt mũi và nhọt mũi sau đậu, dùng nghiền nhỏ, cho vào chút ít xạ hương, thông bạch chấm vào vài lần.

– Ngọc thu dược giải: Tiết Phế giáng nghịch, lợi khí phá tắc nghẽn.

– Giang Tây Trung dược: Dùng ngoài có thể xúc tiến thu súc tử cung, có tác dụng thúc sinh.

Bạch chỉ:

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bạch chỉ có tác dụng giảm đau, kích thích trung khu thần kinh. Các chất trong dược liệu này còn có tác dụng làm tăng tiết axit trong dạ dày và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn Gram +, trực khuẩn lị, thương hàn hay vi khuẩn lao.

Pommade trong bạch chỉ có khả năng ngăn ngừa và trị liệu chứng loát giác mạc do bị bỏng ánh sáng. Thành phần Angelicotoxin khi được sử dụng với liều lượng nhỏ gây kích thích trung khu vận mạch, làm huyết áp tăng

Theo y học cổ truyền, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, giúp tàn hàn, tiêu mủ, trừ phong, giải độc, chỉ thống, hoạt huyết, táo thấp.

Chủ trị:

  • Đau đầu, đau chân răng, đau mắt
  • Bệnh hậu sản, phong, chóng mặt
  • Viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mũi trong
  • Táo bón, bệnh trĩ
  • Sốt ở trẻ em
  • Ung nhọt, mụn đinh
  • Bệnh bạch đới
  • Cảm cúm
  • Ra mồ hôi trộm
  • Đại tiện, tiểu tiện ra máu
  • Giải độc do rắn rết cắn hoặc do nhiễm từ thạch…

Cảo bản:

  • Cảo bản cảm thụ được khí dương của Trời và vị cay của Đất, vì thế cho nên khí ấm mà đắng. Vị đắng có thể theo hỏa hóa cho nên có tính bốc lên, trị được bệnh nhức ở trên đỉnh đầu. Cảo bản tinh vị tân ôn, cương mãnh, quy vào kinh Thái dương, lại kèm thông với mạch Đốc, vì vậy nó là thuốc đặc trị ngoại cảm phong hàn khiến đỉnh đầu đau nhức. Khi dùng thường kết hợp với các vị Xuyên khung, Bạch chỉ hoặc Tế tân để tăng tác dụng điều trị. Các trường hợp đau đầu do phong nhiệt thì không dùng được.

Phòng phong:

Cây phòng phong là một vị thuốc và bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu đó là rễ phòng phong. Người ta thường lựa chọn các rễ phòng phong to khỏe, da mỏng, mịn và đầu rễ không có lông, cắt rễ thấy có màu nâu và giữa tâm có màu vàng nhạt. Khi rễ cây đạt được độ to thì có thể bắt đầu thu hoạch được. Cây phòng phong có chứa các thành phần hóa học như Manit, Phenol, Xanthotoxin, Phenola Glucosid, tinh dầu, acid hữu cơ, Manitol, Anomalin, Marmesin, Panaxynol Falcarinol, 10-diol , 8-Dien-4, Scopolatin, Falcarindiol, 8E-Heptadeca-1, 6-Diyn-3, Saposhnikovan,… nhờ đó mà cây phòng phong có công dụng bao gồm:

  • Tác dụng kháng khuẩn: nước được sắc từ cây phòng phong có khả năng gây ức chế một số virus cúm cũng như một số loại vi khuẩn gây bệnh khác như Pseudomomas aeruginosa, staphylococus và shigella.
  • Tác dụng giảm đau: theo trung dược học có ghi chép lại, khi tiêm hoặc uống nước sắc từ phòng phong có tác dụng nâng cao ngưỡng chịu đau của chuột.
  • Tác dụng điều hòa nhiệt độ: nước được sắc từ cây phòng phong có tác dụng thoái nhiệt.
  • Loại trừ độc tính của phụ tử
  • Chủ đầu phong, đau nhức xương khớp, chóng mặt, sợ gió, đau đầu, phiền, phong hành khắp toàn thân có dùng nước sắc phòng phong sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng.
  • Hành kinh lạc, thư cân mạch, thông quan tiết, làm giảm đau mắt đỏ, lậu hạ, mồ hôi tự ra, trục thấp dâm, hoạt chi tiết, chỉ thống, mồ hôi trộm, chảy nước mắt sống, băng trung.
  • Chủ trị 36 chứng phong, thông lợi ngũ tạng, ích thần, tâm phiền, thất thương, năng an thần, quân bình khí mạch, bổ trung, mắt sưng đau do phong, mồ hôi trộm, ngũ lao, định chí, cơ thể nặng nề.
  • Trừ phong thấp, giải biểu và khu phong
  • Trị ngoại cảm phong hàn và phong nhiệt
  • Thắng thấp, khu phong, phát hãn và giải biểu

Kim Ngân Hoa:

  • Tác dụng kháng khuẩn

Nước sắc kim ngân hoa giúp ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,… cũng như các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete…

  • Tác dụng kháng viêm, kháng virus

Làm giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu .

  • Tác dụng chống lao, tác dụng trên đường huyết,…

Ngoài ra, dùng kim ngân hoa còn có tác dụng tốt với mắt, giúp chuyển hóa lipid, làm hạ cholesterol trong máu, tăng khả năng chuyển hóa chất béo, lợi tiểu,…

Thăng ma:

  • Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc (Trung Dược Học).
  • Dịch chiết thăng ma có tác dụng ức chế tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng lại gây hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai (Trung Dược Học).
  • Nước sắc Thăng ma có tác dụng ức chế vi khuẩn lao và một số nấm ngoài da (Trung Dược Học).

Xuyên khung:

  • Nghiên cứu cho thấy xuyên khung có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, vi khuẩn tả hay Shigella sonnei. Điều này cho thấy dược liệu có tính kháng khuẩn, kháng sinh.
  • Đối với hệ thần kinh, xuyên khung có tác dụng an thần, gây ngủ khi thử nghiệm trên chuột. Ở hệ tim mạch, dược liệu này có tác dụng làm tăng co bóp hoặc giảm nhịp tim ở ếch, cóc, kích thích lưu thông tuần hoàn máu não và làm hạ huyết áp kéo dài do tác dụng của chất Ancaloid.
  • Ngoài ra xuyên khung còn thể hiện khả năng chống đông máu, làm ngưng tập tiểu cầu và ức chế co bóp tử cung.
  • Theo Đông y, xuyên khung có tác dụng bổ huyết, nhuận táo, khai uất, khu phong, chỉ thống, nhuận Can, khứ phong. Chủ trị đau đầu, đau khớp, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, căng tức ngực sườn, sản hậu, liệt nửa người do tai biến…

Cam thảo:

+ Theo Y học cổ truyền:

Cam thảo có vị ngọt, tính bình và không chứa độc có tác dụng:

  • Giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục
  • Lợi khí huyết, hạ chí, chỉ khát, ôn trung và thông kinh mạch
  • Định phách, dưỡng khí, ích tinh, thông cửu khiếu, lợi bách mạch và an hồn
  • Ích khí, nhuận phế, thông hành 12 kinh và hoãn cấp
  • Chỉ thống, chỉ khai và thanh nhiệt

+ Theo nghiên cứu y học hiện đại:

Theo một số nghiên cứu lâm sàng, cây cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Chính vì vậy, cây mang lại nhiều lợi ích tuyệt đối với sức khỏe như:

  • Điều trị viêm da và nhiễm trùng: Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Iran, hoạt chất Glycyrrhiza glabra được chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus của cây cam thảo, giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông và viêm mô tế bào.
  • Chữa viêm loét dạ dày: Hoạt chất chống oxy hóa glabridin và glabrene có trong rễ cam thảo có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và giúp làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt, chúng còn có ng dụng làm giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, ợ nóng do đau dạ dày gây ra. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy, chiết xuất từ cây cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.
  • Điều trị viêm gan C: Glycyrrhizin có trong cây cam thảo có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm có thể giúp điều trị viêm gan C. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng giải độc và bảo vệ gan khỏi sự phá hủy của Carbon tetrachloride.
  • Chữa sâu răng: Cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.
  • Điều trị viêm họng và chỉ khát hóa đờm: Một vài thành phần hóa học chứa trong cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm loãng đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng.
  • Tác dụng nội tiết tố
  • Chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa

Trần bì:

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tinh dầu có trong Trần bì có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, kích thích ruột, tăng tiết dịch vị, làm giãn cơ trơn ruột và dạ dày.
  • Kích thích lớp niêm mạc đường hô hấp, làm loãng đờm, tiêu viêm, tăng tiết dịch, giãn phế quản, hạ cơn hen.
  • Tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn.
  • Tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung.
  • Thí nghiệm ở chuột nhắt: tác dụng kháng viêm, chống loét, giảm tiết dịch ở dạ dày, chữa làm các vết loét.
  • Thí nghiệm ở thỏ và chó: tác dụng hưng phấn tim, khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch của thỏ và chó có tác dụng ức chế, huyết áp tăng cao, dạ dày không bị ảnh hưởng.

+Theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, Quất bì có tác dụng:

  • Giải tửu độc
  • Lợi phế khí
  • Bổ Tỳ và Vị
  • Khí thực đờm trệ tất dụng, hóa đờm
  • Lý khí
  • Táo thấp
  • Hành thủ thái âm, túc thái âm kinh
  • Lợi tiểu tiện
  • Trị bàng quang lưu nhiệt